Social Justice, Vietnam
Chủ quyền lương thực: Kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn đối với hộ nông dân người dân tộc thiểu số tại Việt Nam
Trung tâm Sinh thái Nông nghiệp (CARES) thuộc Học viện Nông nghiệp Việt Nam, với sự hỗ trợ về tài chính của Quỹ Rosa Luxemburg (RLS) của Đức, tiến hành nghiên cứu về tác động của việc tham gia mô hình sản xuất nông nghiệp hàng hoá chuyên canh quy mô lớn theo định hướng thị trường đến đời sống của hộ nông dân người DTTS tại Việt Nam. Nghiên cứu tập trung trả lời các câu hỏi:
1) Các hộ nông dân người DTTS sản xuất nhỏ đang gặp những thuận lợi và khó khăn gì khi chuyển đổi hình thức sản xuất từ truyền thống quy mô nhỏ với cây bản địa sang mô hình liên kết chuyên canh cây hàng hoá quy mô lớn theo định hướng thị trường?
2) Chủ quyền lương thực, hay quyền tự quyết của các hộ nông dân sản xuất nhỏ người dân tộc thiểu số bị tác động như thế nào khi tham gia vào mô hình liên kết?
3) Làm thế nào để đảm bảo tốt nhất chủ quyền lương thực cho các hộ nông dân, đặc biệt là các hộ nông dân nghèo sản xuất nhỏ người dân tộc thiểu số?
Nghiên cứu sử dụng nhiều nguồn số liệu khác nhau, bao gồm cả nguồn thông tin thứ cấp và sơ cấp. Các báo cáo, thảo luận quốc tế về chủ quyền lương thực trên thế giới; Số liệu thống kê tổng hợp các cấp (quốc gia, tỉnh, huyện, xã) về diện tích, sản lượng, năng suất, số hộ,… từ Tổng cục/Cục/Chi cục Thống kê, Tổng cục Hải quan (TCHQ), Sở và Phòng Nông nghiệp Phát triển Nông thôn (NNPTNT), Sở Công thương, UBND huyện và xã tại địa bàn nghiên cứu; và các báo cáo, số liệu điều tra của một số tổ chức, cá nhân, là nguồn thông tin thứ cấp được sử dụng trong báo cáo.
Thông tin
Tác giả: Nguyễn Vinh Quang - Nguyễn Minh Đức - Nguyễn Đức Mạnh
Xuất bản: 11/2021
Số trang: 44
Tải về: Bản tiếng Việt