Sứ mệnh của chúng tôi
Công bằng Xã hội
Để giải quyết tình trạng bóc lột ở những mức độ khác nhau, vấn đề công bằng xã hội luôn là trọng tâm trong công việc của chúng tôi ở Đông Nam Á. Chúng tôi hiểu rằng công bằng xã hội chính là đấu tranh chống lại bóc lột sức lao động con người của chủ nghĩa tư bản và chống lại bất bình đẳng ngày càng gia tăng, thể hiện rõ nhất là bất bình đẳng về thu nhập ngày càng lớn. Tuy nhiên, sự hiện hữu của bất bình đẳng không chỉ diễn ra ở khía cạnh kinh tế. Các hoạt động của chúng tôi trong lĩnh vực công bằng xã hội còn nhấn mạnh tới giải quyết các nhu cầu của con người và các nhóm xã hội bị ảnh hưởng bởi tình trạng bất công, bóc lột hay phân biệt chủng tộc.

Nữ quyền có nghĩa là phụ nữ có thể trở thành luật sư, bác sỹ, tổng giám đốc hay bất kỳ ai mà họ muốn. Phụ nữ phải được trọng dụng, đề bạt, đối xử công bằng và được trả lương bằng nam giới. Điều này còn có nghĩa là phụ nữ tin tưởng vào tầm quan trọng của mình, cảm thấy hạnh phúc và luôn nhận được khuyến khích bởi sự quan tâm và tình bằng hữu.
Triệu Tuyết Mai Hương, Quản lý dự án Quỹ RLS
Trong xã hội thì trẻ em, phụ nữ có thai, dân tộc thiểu số, người già, người ốm đau bị bệnh hay khuyết tật luôn là nhóm dễ tổn thương và thường bị bỏ lại trong xây dựng chính sách. Điều đó đồng nghĩa là nhu cầu của họ cũng ít được quan tâm. Xuất phát từ quan điểm tiến bộ và phổ quát, chúng tôi luôn hỗ trợ các đối tác cải thiện cuộc sống cho các nhóm dễ tổn tương và bỏ lại phía sau. Thông qua các sự kiện, hội thảo và truyền đạt về chính sách, chúng tôi đóng góp cho xây dựng năng lực trong khu vực, cùng các đối tác đấu tranh vì một xã hội công bằng, hòa nhập, trong đó mọi người đều có điều kiện phát triển năng lực, kỹ năng và tài năng của mình.

Với tôi công bằng xã hội đơn giản xuất phát từ chính gia đình nơi mọi thành viên được tôn trọng, có cơ hội như nhau, phát triển những kỹ năng tốt nhất của mình. Khái niệm này còn áp dụng trong chính xã hội vào thời điểm ngày càng gia tăng tình trạng phân phối các nguồn lực bất bình đẳng.
Nguyễn Văn Huấn, Quản lý dự án Quỹ RLS
Những thách thức đối với quyền xã hội của người lao động tại Việt Nam - Trường hợp ngành may mặc
Nghiên cứu được thực hiện vào năm 2017 bởi Viện Công nhân và Công đoàn (IWTU), Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (VGCL) hợp tác với Rosa-Luxemburg-Stiftung Đông Nam Á. Trong nghiên cứu, ngành may mặc là đối tượng phân tích nhằm đánh giá tình hình quyền xã hội của người lao động Việt Nam.
Đọc tiếp hoặc tìm hiểu thêm những tác phẩm về Công bằng Xã hội tại đây.